Đã bao giờ bạn gặp tình trạng đội nhóm của mình thiếu gắn kết chỉ vì họ cạnh tranh khách hàng của nhau?
Câu chuyện 1
Một công ty mà tôi biết, đội bán hàng ngồi đối diện nhau, gần đến mức nghe điện thoại cũng biết là đang gọi cho ai. Rồi trong lúc sale đi ra ngoài, chẳng may khách hàng đến gặp sale khác, tự dưng mất khách. Thế nên đội nhóm chẳng ai gắn kết ai, dè chừng nhau, nói xấu nhau.
Chị chủ Doanh nghiệp nghĩ thế này thì không ổn rồi, chị xây dựng các nguyên tắc làm việc cho đội nhóm, trong đó có nguyên tắc “refer về nguồn”, tôn trọng người đầu tiên tiếp cận khách hàng. Bất cứ ai tiếp cận sau, đều sẽ hỏi ý kiến người đầu tiên có cần giúp không? và hết lòng hỗ trợ họ, giúp khách hàng mua hàng.
Sau khi có được những nguyên tắc làm việc nhóm, nhân sự trong đội nhóm bán hàng của chị dần dần cởi mở, và sau nửa năm chị thấy họ cười đùa, trêu chọc nhau rất thân tình.
Câu chuyện 2
Phần vì muốn tìm hiểu để giúp khách hàng của tôi xây dựng hệ thống bán hàng, phần vì tò mò tại sao các công ty này đã phát triển hàng vài chục năm và vẫn đang tăng trưởng tốt, tôi đi tìm hiểu 1 công ty kinh doanh hệ thống có tiếng (1 trong 3 hệ thống lớn nhất tại VN).
Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy họ có văn hóa doanh nghiệp rất tốt. Và tôi lại gặp nguyên tắc “refer về nguồn” tôn trọng người đầu tiên như câu chuyện ở trên. Người tôi gặp là 1 bạn cấp dưới, nhưng khi làm việc với tôi chị cấp trên có thái độ trân trọng và hỗ trợ bạn ấy. Làm tôi có góc nhìn khác, thuyết phục sau khi gặp họ.
Hóa ra những nguyên tắc đơn giản lại là luật chơi chung, gắn kết đội nhóm tuyệt vời.
Việc của chủ DN là vậy, xây dựng luật chơi tốt để nhân sự phát huy khả năng của mình, đội nhóm gắn kết, chăm sóc khách hàng tốt hơn. Khách hàng hài lòng hơn sẽ giúp DN có nhiều khách hàng hơn, và như vậy Doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn và mang lại lợi ích cho chủ DN.
Câu hỏi coaching: Luật chơi cho nhân sự của Doanh nghiệp của bạn là gì?
___
Coach Thu Ngô