Nội dung
- Lãnh đạo vs. Quản lý
- 21 Định luật lãnh đạo của John C Maxwell
- 1. Luật giới hạn – The Law of the lid
- 2. Luật ảnh hưởng – The Law of Influence
- 3. Luật quá trình – The Law of Process
- 4. Luật định hướng – The Law of Navigation
- 5. Luật bổ sung – The Law of Addition
- 6. Luật nền tảng – The Law of Solid Ground
- 7. Luật tôn trọng – The Law of Respect
- 8. Luật trực giác – The Law of Intuition
- 9. Luật hấp dẫn – The Law of Magnetism
- 10. Luật kết nối – The Law of Connection
- 11. Luật vòng thân cận – The Law of the Inner Circle
- 12. Luật trao quyền – The Law of Empowerment
- 13. Luật chụp ảnh – The Law of the picture
- 14. Luật mua vào – The Law of Buy-In
- 15. Luật chiến thắng – The Law of Victory
- 16. Luật tiến động – The Law of Momentum
- 17. Luật ưu tiên – The Law of Priorities
- 18. Luật hy sinh – The Law of Sacrifice
- 19. Luật thời cơ – The Law of Timing
- 20. Luật bùng nổ tăng trưởng – The Law of Explosive Growth
- 21. Luật di sản – The Law of Legacy
Một chủ Doanh nghiệp 15 năm vẫn nhận mình là quản lý,
một Chủ doanh nghiệp mới khởi nghiệp, trong câu chuyện của bạn vẫn dùng danh xưng là “sếp” tức là quản lý, chưa nhận mình là lãnh đạo,
Trong trường học, không ai dậy bạn nghề làm Chủ doanh nghiệp, và cũng không ai dậy làm Lãnh đạo.
Chủ Doanh nghiệp là 1 nghề, và lãnh đạo cũng là một nghề, cần phải học. Và lãnh đạo là nghề làm việc với con người, cần phải học rất nhiều. Một trong số đó là J C Maxwell. Ở bài viết này, tôi muốn giúp các bạn tiếp cận các định luật, nguyên lý của Lãnh đạo của J C Maxwell, từ đó có thể dễ dàng áp dụng vào trong quá trình rèn luyện để trở thành những nhà lãnh đạo tuyệt vời.
Lãnh đạo vs. Quản lý
“Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng. Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng” – Theo Warren Bennis.
Trong cuốn sách “Chân dung nhà lãnh đạo” (On becoming a Leader), Bennis mô tả cách nhìn nhận của mình về sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo như sau:
- Quản lý có tầm nhìn hẹp; lãnh đạo có tầm nhìn rộng
- Quản lý duy trì; lãnh đạo phát triển
- Quản lý làm theo; lãnh đạo khởi nguồn
- Quản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc; lãnh đạo tập trung vào con người
- Quản lý hỏi như thế nào và khi nào; lãnh đạo hỏi điều gì và tại sao
- Quản lý điều hành; lãnh đạo đổi mới
- Quản lý là bản sao; lãnh đạo là bản gốc
- Quản lý dựa vào sự kiểm soát; lãnh đạo khơi gợi sự tin tưởng
- Quản lý chấp nhận thực tế; lãnh đạo điều tra thực tế
- Quản lý tập trung kết quả cuối cùng; lãnh đạo quan tâm tới phạm vi rộng lớn bên ngoài
- Quản lý chấp nhận hiện trạng; lãnh đạo thách thức nó
- Quản lý là một chiến sĩ giỏi; lãnh đạo là người của chính họ
- Quản lý làm đúng việc; lãnh đạo làm việc đúng
21 Định luật lãnh đạo của John C Maxwell
Hãy đi theo những nguyên tắc của John Maxwell, và mọi người sẽ đi theo bạn! 21 định luật của nghệ thuật lãnh đạo kết hợp những kiến thức mà John C. Maxwell tích luỹ từ thành công cũng như sai lầm của bản thân với những quan sát và phân tích về các lĩnh vực kinh doanh, chính trị, thể thao, tôn giáo, quân sự… Đó là những nguyên tắc ảnh hưởng một cách căn bản tới hiệu quả cá nhân và tổ chức, đồng thời cho thấy “thành bại đều do lãnh đạo”, như Maxwell từng nói.
21 định luật của nghệ thuật lãnh đạo sẽ khai mở cho những phẩm chất lãnh đạo vốn tiềm ẩn trong mỗi người, để chúng được sử dụng và phát triển vì một môi trường chung hòa hợp và nhân văn. Đó cũng là xuất phát điểm không thể bỏ qua đối với những nhà lãnh đạo đang mong muốn tự đổi mới bằng cách:
- Tìm điểm tham chiếu cho trải nghiệm của mình;
- Tìm cơ sở để phân tích trau dồi kỹ năng;
- Xây dựng tầm nhìn;
- Xác định những khả năng hành động cho phép bản thân phát triển cao hơn, xa hơn…
Maxwell miêu tả mỗi quy luật như một công cụ có thể giúp mọi người trở nên thành công trong kinh doanh, chính trị, tôn giáo, nỗ lực cá nhân. Cho dù bạn ở bất cứ vị trí nào, nền văn hóa hay đất nước nào bạn cũng có thể học và thực hành những luật này để trở thành một người lãnh đạo thành công. Quá trình học hỏi sẽ được làm rõ hơn bởi những minh chứng trong chính đời sống thực đối với việc áp dụng hay vi phạm những luật này.
1. Luật giới hạn – The Law of the lid
(Năng lực lãnh đạo quyết định mức hiệu quả)
“Leadership Ability Determines a Person’s Level of Effectiveness“
Khả năng lãnh đạp của bạn cũng giống như là một cái trần nhà của chính tổ chức bạn. Tổ chức cũng như công việc kinh doanh của bạn sẽ không thể nào vượt quá năng lực lãnh đạo của bạn cho phép.
Đó là lý do tại sao khi một tập đoàn hoặc một đội ngũ hoạt động kém hiệu quả, người đầu tiên bị “xử lý đầu tiên” chính là nhà lãnh đạo.
Hai anh em Dick và Maurice McDonald là người sáng lập và phát triển nhà hàng thức ăn nhanh McDonalds. Họ đã thành công và thu nhiều lợi nhuận. Tuy vậy nỗ lực phát triển hệ thống nhượng quyền đã không thành công cho đến khi họ hợp tác với Ray Kroc. Tài lãnh đạo của Ray đã đem lại thành công vượt bậc cho McDonald. Từ 15 cửa hàng năm 1955, họ phát triển lên 21. 000 nhà hàng ở hơn 100 nước trên thế giới (vào thời điểm tác giả viết sách). Lý do về sự không thành công của hai anh em Dick và Maurice thật đơn giản: họ là những chủ nhà hàng, những nhà quản lý giỏi nhưng không có năng lực lãnh đạo.
2. Luật ảnh hưởng – The Law of Influence
(Ảnh hưởng là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá tài năng lãnh đạo)
“The True Measure of Leadership is Influence Nothing More, Nothing Less”
Nghệ thuật lãnh đạo diễn đạt một các đơn giản chính là nghệ thuật gây ảnh hưởng, không hơn, không kém. Cách thách thức năng lực lãnh đạo tốt nhất đó chính là yêu cầu người lãnh đạo tạo ra những thay đổi tích cực trong tổ chức. Nếu bạn không thể tạo ra được nhưng thay đổi, bạn không thể lãnh đạo.
Lãnh đạo không phải là việc trở thành một người đi đầu, một doanh nhân, một người quản lý hay là một người hiểu biết nhiều nhất, lãnh đạo không có nghĩa là nằm trên vị trí lãnh đạo (không phải chức vị tạo ra nhà lãnh đạo mà là nhà lãnh đạo tạo ra chức vị). Đặc biệt, những nhà lãnh đạo chỉ dựa trên vị trí không bao giờ có thể tồn tại được ở trong những tổ chức tình nguyện. Năng lực lớn nhất của việc tạo ra tầm ảnh hưởng đó chính là việc lôi cuốn người khác cùng gia nhập hành trình với người lãnh đạo. . . . “Nếu bạn nghĩ bạn đang dẫn đường, nhưng không có ai theo sau bạn thì thực ra bạn chỉ đang đi dạo bộ mà thôi “
Chúng ta thường ngộ nhận về tài năng lãnh đạo, cho rằng lãnh đạo và quản lý là một. Khi thấy một người có vị trí, chức danh, chúng ta thường gọi họ là lãnh đạo. Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Vị trí và chức năng đóng vai trò rất nhỏ trong tài năng lãnh đạo. Sự lãnh đạo – hay chính xác hơn là sự ảnh hưởng – của một người đối với những người khác phải do người đó tạo ra, chứ không phải do bất cứ một sự áp đặt nào.
Lãnh đạo là tạo ra sự ảnh hưởng để người khác đi theo, trong khi quản lý là duy trì hệ thống và quy trình. Để kiểm tra năng lực lãnh đạo của một người hãy nói anh ta tạo ra sự thay đổi, một hướng đi mới tích cực cho tổ chức. Người quản lý giỏi, nhưng không có tài năng lãnh đạo có thể giữ được hướng đi của tổ chức, nhưng không thay đổi được hướng đi. Để chuyển tổ chức theo một hướng đi mới, anh ta cần sự ảnh hưởng – tức là tài năng lãnh đạo.
3. Luật quá trình – The Law of Process
(Rèn luyện năng lực lãnh đạo là cả một quá trình, không ai có thể trở thành lãnh đạo chỉ sau một đêm)
“Leadership Develops Daily, Not in a Day”
Nghệ thuật lãnh đạo có thể được rèn luyện, thế nhưng nó là cả một quá trình và do đó cần thời gian. Không ai có thể trở thành một nhà lãnh đạo chỉ sau một đêm, ngay cả đối với người có những tài năng thiên phú.
Có rất nhiều những khía cạnh trong nghệ thuật lãnh đạo mà một người lãnh đạo muốn thành công phải phát triển: kĩ năng con người, sức mạnh cảm xúc, động lực, thời điểm, kinh nghiệm sống, kỉ luật cá nhân và tầm nhìn. . .
Lãnh đạo là luôn luôn phải học hỏi.
(Ai cũng có thể xoay bánh lái, nhưng chỉ có người lãnh đạo mới lái được con tàu về đích)
“Anyone Can Steer the Ship, But It Takes a Leader to Chart the Course”
Ai cũng có thể xoay bánh lái và đưa con tàu đi được một quãng đường, nhất là lúc trời yên biển lặng. Nhưng chỉ có người lãnh đạo mới có khả năng lập hải trình cho con tàu và dẫn dắt con tàu đến đích bất kể điều kiện hay hoàn cảnh nào.
Tầm nhìn được định nghĩa bằng khả năng nhìn thấy toàn bộ hành trình trước khi con tàu rời bến. Người lãnh đạo cũng phải nhìn thấy những chướng ngại vật trước khi người khác nhìn thấy. Họ lắng nghe, cảm nhận và thấy được gốc rễ của vấn đề. Những người thuyền trưởng (lãnh đạo) sẽ cân bằng giữa chủ nghĩa lạc quan và chủ nghĩa hiện thực. Họ luôn có sự chuẩn bị kĩ càng để điều hành con tàu đi được đến đúng nơi cần đến. . . “kích cỡ của vấn đề không bao giờ quan trọng bằng tầm mức của người lãnh đạo giải quyết vấn đó “
Luật định hướng là nói về khả năng nhìn thấy bao quát hết tất cả cuộc hành trình và vạch ra một lộ trình để đưa con tàu đến đích đồng thời luôn đặt trong tâm vào tầm nhìn. Người lãnh đạo là người có thể nhìn xa hơn về tương lai, làm cho họ trở thành người tốt nhất để dẫn đường cho những người khác. Người thuyền trưởng bắt đầu với một tầm nhìn và biết cách làm sao để đạt được thầm nhìn đó. Họ sẽ cầm một đội ngũ đồng hành cùng nhau để vượt qua tất cả các chướng ngại vật lớn hay nhỏ. Kích cỡ của dự án không phải là vấn đề, vấn đề luôn luôn nằm ở khả năng của người lãnh đạo.
5. Luật bổ sung – The Law of Addition
(Lãnh đạo gia tăng giá trị bằng việc phục vụ người khác)
“Leaders Add values by Serving Others”
John Maxwell viết, Đây là nơi tốt nhất cho một nhà lãnh đạo luôn luôn là vị trí hàng đầu. Đây là nơi nổi bật nhất hoặc mạnh mẽ nhất. Đó là nơi mà người đó có thể phục vụ tốt nhất và tăng giá trị nhất cho người khác.
6. Luật nền tảng – The Law of Solid Ground
(Sự tin tưởng là nền tảng của tinh thần lãnh đạo)
“Trust Is the Foundation of Leadership”
Sự tin tưởng là nền tảng của tất cả khả năng lãnh đạo hiệu quả. Khi người lãnh đạo có được sự tin tưởng thì hệ số của khẳ năng lãnh đạo được nhân lên gấp bội. Và để đạt được điều đó, không phải là chuyện một sớm một chiều, nó là cả một quả trình. Xây dựng sự tin tưởng yêu cầu năng lực, sự kết nối và tính cách.
7. Luật tôn trọng – The Law of Respect
(Theo lẽ tự nhiên thì mọi người thường theo sau những người mạnh hơn chính họ)
“People Naturally Follow Leaders Stronger Than Themselves”
Theo lẽ tự nhiên thì mọi người thường theo sau những người mạnh hơn họ. Ngay cả chính những người lãnh đạo cũng có xu hướng đứng sau những người mà họ cảm thấy “có trọng số lãnh đạo” hơn họ.
8. Luật trực giác – The Law of Intuition
(Những nhà lãnh đạo đánh giá mọi thứ dựa trên thiên kiến lãnh đạo của họ)
“Leaders Evaluate Everything with a Leadership Bias”
Những nhà lãnh đạo đánh giá mọi thứ dựa trên thiên hướng lãnh đạo của họ. Họ nhìn thấy xu hướng, nguồn lực và các vấn đề, họ cũng có thể thấu hiểu người khác
Những lãnh đạo không thể chỉ dựa vào thực tế. Những nhà lãnh đạo vĩ đại phải có khả năng trực giác. Họ có được những linh cảm để nhìn thấy những thay đổi và hoạch định chiến lược để đối mặt với những thay đổi đó. Trực giác có thể một phần là do bẩm sinh và một phần là do được rèn luyện. Dù thế nào thì nó vẫn luôn có sự kết nối một cách tự nhiên giữa những khả năng và kĩ năng yêu cầu.
9. Luật hấp dẫn – The Law of Magnetism
(Lãnh đạo thu hút những người giống với họ)
“Who You Are Is Who You Attract”
Những lãnh đạo luôn luôn cuốn hút những người giống với chính họ. Bạn cuốn hút những người giống với bạn. . . Nếu bạn chỉ thu hút được những kẻ theo sau, tổ chức của bạn sẽ trở nên yếu đi. Hãy học cách cuốn hút, thu hút những con đại bàng, những người có tinh thần lãnh đạo hơn là những kẻ chỉ biết theo sau nếu bạn muốn xây dựng một tổ chức thật sự mạnh
Lãnh đạo thu hút những người sở hữu tính cách giống họ và mọi người thì có xu hướng tụ lại với những người giống họ. Về các yếu tố:
- Thái độ
- Thế hệ
- Nền tảng
- Giá trị cốt lõi
- Kinh nghiệm sống
- Khả năng lãnh đạo
10. Luật kết nối – The Law of Connection
(Lãnh đạo chạm tới trái tim người khác trước khi yêu cầu họ ủng hộ mình)
“Leaders Touch a Heart Before They Ask for a Hand”
Bạn phải chạm tới trái tim người khác trước khi bạn yêu cầu họ ủng hộ mình. Khả năng truyền đạt ở mức độ cảm xúc đầu tiên để tạo nên sự truyền đạt, kết nối cá nhân
Những nhà lãnh đạo tự trực giác họ đã cảm nhận được rằng để lãnh đạo thành công, họ cần phải chạm tới trái tim của những người khác trước. Động viên mọi người hành động yêu cầu phải kích thích họ với cảm xúc. Những nhà lãnh đạo với sức mạnh của sự kết nối có thể tác động đến từng cá thể một giống như là khán giả vậy.
Người lãnh đạo sẽ không thể chỉ huy nhân viên hành động nếu như chưa kết nối được với cảm xúc của nhân viên, chưa thật sự quan tâm đến nhân viên. Nhân viên không muốn biết mức độ tài giỏi và hiểu biết của lãnh đạo; họ chỉ muốn lãnh đạo quan tâm, lo lắng đến cá nhân, đến quyền lợi của họ như thế nào. . . . “Người lãnh đạo giỏi dùng cái đầu để lãnh đạo bản thân mình, nhưng dùng trái tim để lãnh đạo người khác”.
11. Luật vòng thân cận – The Law of the Inner Circle
(Tiềm năng của một người lãnh đạo được xác định bởi những người gần với anh ta nhất)
“A Leader’s Potential is Determined by Those Closest to Him”
Tiềm năng của một người lãnh đạo được xác định bởi những người gần với anh ta nhất. “Những người lãnh đạo tìm thấy sự lớn lao khi ở trong một nhóm và giúp đỡ những thành viên khác tìm ra được chính họ”
Sức mạnh của những người xung quanh người lãnh đạo nói lên tiềm năng của người lãnh đạo đó. Không cần biết ngươi lãnh đạo giỏi cỡ nào, những người này sẽ giới hạn anh ta. Vòng ảnh hưởng thân cận sẽ mở rộng khả năng của lãnh đạo. Một vai trò của người lãnh đạo đó là phải tập hợp quanh mình những người xuất sắc. Anh ta sát cánh với họ, anh ta phát triển họ
12. Luật trao quyền – The Law of Empowerment
(Chỉ những lãnh đạo bản lĩnh mới trao quyền lực cho người khác)
“Only Secure Leaders Give Power to Others”
Chỉ những lãnh đạo vững vàng mới trao quyền lực của mình cho người khác. Mark Twain đã từng nói rằng “Những điều tuyệt với có thể xảy ra nếu bạn không quan tâm đến ai nhận được danh tiếng cho những kết quả đó”. Và một điểu đáng để suy nghĩ là. . . “Những lãnh đạo vĩ đại luôn luôn nhận được quyền lực bằng cách trao nó cho người khác”
Người lãnh đạo không thể tự mình làm hết mọi việc nên phải có khả năng nhận biết năng lực của nhân viên và giao quyền để họ phát huy tiềm năng cá nhân. Điều này đòi hỏi sự tự tin của người lãnh đạo, và sự tin tưởng của người lãnh đạo vào nhân viên. Điều quan trọng người lãnh đạo cần nhớ: khi không cho nhân viên phát triển, dìm họ xuống, thì người lãnh đạo sẽ đi xuống chung với họ. Người lãnh đạo tài năng sẽ không ngần ngại giao quyền và công nhận thành quả của nhân viên tài giỏi của mình; khi đó họ sẽ cùng phát triển.
Người lãnh đạo tài năng biết cách tìm ra những vị lãnh đạo khác, xây dựng họ và trao cho họ tài nguyên, quyền lực và trách nhiệm rồi cuối cùng để họ khởi đầu nổ lực hoàn thành. Tình huống ngược lại khi một người lãnh đạo hủy hoại thành viên của anh ta, tạo ra chướng ngại vật để đồng đội không thể vượt qua được đó là vi phạm the Law of Empowerment.
13. Luật chụp ảnh – The Law of the picture
(Mọi người làm theo những gì họ thấy)
“People Do What People See”
Làm lãnh đạo, làm hình mẫu đòi hỏi phải thực hành những gì bạn giảng, lãnh đạo làm gương. Nó mang lại cho bạn sự liêm chính như một nhà lãnh đạo và thiết lập bạn như một hình mẫu và quyền hạn đáng tin cậy.
14. Luật mua vào – The Law of Buy-In
(Mọi người đi theo nhà lãnh đạo trước rồi mới đi theo tầm nhìn của họ)
“People Buy Into the Leader, Then the Vision”
Mọi người tin tưởng vào người lãnh đạo đầu tiên rồi mới đến tầm nhìn. Nếu họ không thích lãnh đạo nhưng họ lại thích tầm nhìn đó. . . họ sẽ tìm ra một người lãnh đạo mới. Nếu họ không thích người lãnh đạo hoặc tầm nhìn, họ cũng sẽ thay thế người lãnh đạo mới. Còn ngược lại, nếu họ không thích tầm nhìn nhưng họ thích người lãnh đạo, họ sẽ tìm kiếm tầm nhìn mới.
Cách để the Law of Buy-In hoạt động là : “Những người lãnh đạo tìm ra giấc mơ rồi sau đó mới tim ra được người phù hợp, những người phù hợp thì phải tìm thấy những người lãnh đạo rồi sau đó họ mới tìm thấy giấc mơ”. Sự tín nhiệm của người lãnh đạo là rất quan trọng!
15. Luật chiến thắng – The Law of Victory
(Những lãnh đạo tìm ra được cách để đưa đội của họ tới chiến thắng)
“Leaders find a Way for the Team to Win”
Những lãnh đạo tìm ra được cách để đưa đội của họ tới chiến thắng. “Bạn không thể chiến thắng mà không có những vận động viên tốt, nhưng bạn cũng có thể thua ngay cả khi có họ”. Sự thống nhất của tầm nhìn, tính đa dạng của những kĩ năng cộng thêm một người lãnh đạo tài năng là điều cần thiết để đi đến chiến thắng.
Những lãnh đạo thực sự không bao giờ chấp nhận thua trận, họ có thể hoạch định chiến lược để chiến thắng và thực hiện tất cả mọi thứ để thi hành chiến lược đó.
16. Luật tiến động – The Law of Momentum
(Động lực là bạn tốt nhất của lãnh đạo)
“Momentum is a Leader’s Best Friend”
Bạn không thể lái thuyền mà không tiến về phía trước. Phải có một người lãnh đạo để tạo ra động lực tiến về phía trước.
Động lực là nhân tố lớn nhất của thay đổi.
17. Luật ưu tiên – The Law of Priorities
(Hành động không nhất thiết phải làm trọn vẹn)
“Leaders Understand That Activity is Not Necessarily Accomplishment”
Hành động không nhất thiết phải làm trọn vẹn. Chúng ta cần học được sự khác biệt ở đây. Nếu bạn là Lãnh đạo, bản phải luôn luôn định hướng ưu tiên, đặt trọng tâm vào mục tiêu của bạn. Bạn có thể sử dụng quy luật 80/20, tập trung vào 20% những gì mang lại 80% giá trị.
18. Luật hy sinh – The Law of Sacrifice
(Lãnh đạo phải sẵn sàng trả giá để tiến lên)
“A Leader Must Give Up to Go Up”
Một lãnh đạo phải sẵn sàng trả giá để tiến lên. Những nhà lãnh đạo thành công đều duy trì, nuôi dưỡng một thái độ cống hiến, hy sinh để có thể xoay chuyển một tổ chức. Chỉ hy sinh một chút ít hiếm khi mang lại thành công. Giống như Lee Iacocca đã xoay chuyển Chrysler Corporation, Lee Iacocca đã cắt giảm lương của chính ông ta chỉ có 1$ 1 năm. . . hay Martin Luther King còn phải trả một giá cao hơn, cống hiến cả cuộc đời ông cho giấc mơ và tìm niềm vui và sự hài lòng trong khi thực hiện nó. . . .
“Khi bạn trở thành một Lãnh đạo, bạn mất đi quyền được nghĩ cho bản thân bạn”
Tinh thần lãnh đạo và thành công luôn đòi hỏi phái trả giá. Những nhà Lãnh đạo thường xuyên phải đối mặt với việc từ bỏ quyền lợi của họ, nghĩ nhiều cho họ. Thay vào đó anh ta phải cống hiến, hy sinh cho mục đích cao nhất của tổ chức. Thông thường, vị trí càng cao thì đòi hỏi hy sinh phải càng lớn.
19. Luật thời cơ – The Law of Timing
(Khi nào bắt đầu dẫn đường cũng quan trọng như làm cái gì và đi tới đâu)
“When to Lead Is As Important As What to Do and Where to Go”
Khi nào bắt đầu dẫn đường cũng quan trọng như làm cái gì và đi tới đâu. Chỉ có những hành động đúng đắn tại những thời điểm đúng đắn mới mang lại thành công.
20. Luật bùng nổ tăng trưởng – The Law of Explosive Growth
(Thành công thật sự bùng nổ khi bạn lãnh đạo những nhà lãnh đạo (leaders)
“To Multiply, Lead Leaders”
Để tăng trưởng thì lãnh đạo những người theo sau. Còn để bội số tăng trưởng thì lãnh đạo những người lãnh đạo (lead leaders – lead eagles) và nếu làm được điều đó thì bất cứ mục tiêu nào cũng đều có thể thực hiện được. “It is my job to build the people who are going to build the company. ”
21. Luật di sản – The Law of Legacy
(Giá trị trường tồn của Lãnh đạo được đo lường bằng sự kế vị và những gì anh ta để lại)
“A Leader’s Lasting Value is Measured by Succession”
___
Trích từ sách của John C Maxwell