Nội dung
Vào một ngày đẹp trời, khi nghiên cứu mở đường bay thẳng từ Việt Nam đi Mỹ, đang loay hoay phân tích cạnh tranh, chuyên gia của Boeing đã tư vấn chúng tôi :”dùng cái KSF này này…”. Thế là chúng tôi đã dùng công cụ này để chấm điểm, đánh giá cạnh tranh với rất nhiều đường bay/hãng bay Mỹ qua hub trung chuyển Taipei, Seoul, Narita …Vậy hôm nay chia sẻ với các Bạn công cụ này nhé.
KFS – Key Success Factors là gì?
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, có những yếu tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Đây được gọi là các yếu tố thành công then chốt (Key Success Factors – KSF). KSF là những yếu tố mà doanh nghiệp phải hoàn thành tốt để đạt được sự cạnh tranh bền vững và thành công trong ngành. Chúng là các lĩnh vực mà một công ty cần phải thực hiện xuất sắc nhằm duy trì hoặc cải thiện vị thế của mình trên thị trường. KSF giúp định hình chiến lược kinh doanh, phân bổ tài nguyên và tập trung vào các yếu tố quan trọng nhất đối với hiệu suất kinh doanh.
Một doanh nghiệp không thể thành công nếu bỏ qua các KSF, vì chúng là chìa khóa để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, mỗi ngành công nghiệp hoặc thị trường đều có KSF riêng của mình, tùy thuộc vào các yếu tố như đặc điểm ngành, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng, và môi trường kinh tế.
Tại sao KSF lại quan trọng?
KSF là cốt lõi của mọi chiến lược kinh doanh vì những lý do sau:
Tập trung nguồn lực: KSF giúp doanh nghiệp xác định những lĩnh vực quan trọng cần ƯU TIÊN ĐẦU TƯ. Điều này giúp tránh lãng phí tài nguyên vào các hoạt động không quan trọng.
Cạnh tranh: Hiểu rõ KSF giúp doanh nghiệp nhận diện được các yếu tố mà đối thủ cạnh tranh có thể lợi dụng để CHIẾM ƯU THẾ. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược cạnh tranh dựa trên các yếu tố này.
Định hướng chiến lược: KSF giúp doanh nghiệp xác định hướng đi đúng đắn để PHÁT TRIỂN DÀI HẠN, từ đó tối ưu hóa hiệu suất và khả năng sinh lời.
Đáp ứng nhu cầu khách hàng: KSF thường liên quan đến việc hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất.
Các nhân tố thành công then chốt KSF thay đổi tùy theo ngành, theo từng giai đoạn, do các lực lượng dẫn dắt và các điều kiện cạnh tranh thay đổi.
Cách xác định KSF cho doanh nghiệp
KSF được xác định dựa trên 3 câu hỏi :
. Điều gì khiến khách hàng lựa chọn giữa các nhãn hiệu?
. Doanh nghiệp cần phải có nguồn lực và khả năng nào để cạnh tranh thành công trong ngành?
. Doanh nghiệp phải làm gì để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững?
Để xác định các KSF của doanh nghiệp, bạn cần thực hiện một số bước phân tích cơ bản như sau:
1. Xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng
KSF thường gắn liền với những gì mà khách hàng coi trọng. Do đó, việc hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng là bước quan trọng để xác định các yếu tố thành công then chốt. Doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu thị trường, khảo sát khách hàng và phân tích hành vi mua sắm để đưa ra các yếu tố quan trọng mà khách hàng tìm kiếm ở sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
2. Phân tích ngành
Bước đầu tiên là phân tích ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Một số mô hình phân tích phổ biến có thể được sử dụng bao gồm mô hình Five Forces của Michael Porter hoặc phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats). Việc này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường và các yếu tố tác động đến ngành.
Đọc thêm bài Mô hình kinh doanh, (KSF phân tích cạnh tranh được dùng để phân tích Thị trường).
Đọc thêm bài Five Forces, 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Đọc thêm bài phân tích SWOT
3. So sánh với đối thủ cạnh tranh
Một cách tốt để xác định KSF là so sánh doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp thành công trong ngành có những đặc điểm gì nổi bật? Họ tập trung vào yếu tố nào để tạo lợi thế? Việc phân tích đối thủ giúp doanh nghiệp học hỏi và hiểu rõ hơn về những gì cần thiết để đạt được thành công.
4. Đánh giá nội bộ
Cuối cùng, doanh nghiệp cần đánh giá năng lực nội bộ để xác định những yếu tố quan trọng cho sự thành công. Đây là quá trình nhìn lại hệ thống quản lý, quy trình sản xuất, đội ngũ nhân sự và các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể xác định được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần cải thiện để đạt được hiệu suất tối ưu.
Các KSF điển hình
KSF liên quan đến công nghệ
. Năng lực đổi mới về sản phẩm
. Tốc độ ra sản phẩm mới
. Năng lực ứng dụng thương mại điện tử
. R&D
. Năng lực kỹ thuật để đổi mới quá trình SX.
KSF liên quan đến sản xuất
. Sản xuất với chi phí thấp ( EOS)
. Chất lượng SX
. Vị trí nhà máy
. Năng suất lao động cao
KSF liên quan đến Marketing
. Quan hệ khách hàng Dịch vụ hậu mãi, hỗ trợ kỹ thuật
. Bao bì hấp dẫn
. Quảng cáo thông minh và hiệu quả
KSF liên quan đến hệ thống phân phối
. Mạng lưới bán lẻ mạnh
. Chi phí phân phối thấp
. Có cửa hàng riêng
. Tốc độ giao hàng nhanh
KSF liên quan đến đội ngũ
. Lực lượng lao động giỏi
. Chuyên gia đặc biệt
. Năng lực R&D
KSF liên quan đến năng lực tổ chức
. Hệ thống thông tin tối ưu
. Khả năng quản trị tốt
. Phản ứng nhanh với thay đổi
KSF khác
. Có danh tiếng, thương hiệu
. Khả năng tiếp cận nguồn vốn
. Mối quan hệ
Một ví dụ về KSF
Trong lĩnh vực sản xuất xe điện EV tại Việt Nam, thì trạm sạc điện độc quyền V-Green với độ phủ rộng khắp là KSF của Vinfast, trạm sạc V-Green độc quyền đã ngăn các hãng xe điện nước ngoài thâm nhập thị trường xe điện Việt Nam.
Ma trận KSF dùng trong đánh giá cạnh tranh
Sau khi xác định được KSF, hãy đưa vào ma trận tính toán theo các bước
1. Chọn ra 5-10 KFS quan trọng ảnh hưởng đến cạnh tranh
2. Ước tính trọng số (tổng là 100%)
3. Chấm điểm (theo thang điểm /5 hoặc /10) cho từng doanh nghiệp
4. Nhân trọng số với Điểm ra Tổng điểm -> cộng Tổng điểm ra TỔNG CỘNG
5. Đánh giá cạnh tranh
Kết luận
Các yếu tố thành công then chốt (KSF) đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược và duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bằng cách xác định và tập trung vào các KSF, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh, tăng trưởng bền vững và đạt được thành công dài hạn.
Việc phân tích kỹ càng và hiểu rõ các KSF cũng giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kịp thời để đáp ứng các biến đổi trong môi trường kinh doanh và thị trường.
___
P/s: Công cụ này hữu hiệu nếu như bạn xác định kinh doanh một sản phẩm nào đó mà Bạn muốn “có số có má” trên thị trường, ít nhất là top 5, top 10. Còn nếu là ngoài top 10 có thể bỏ qua, vì các Cụ nói rồi “x gà thì không cần dao mổ trâu” :-D.
___
Coach Thu Ngô là chuyên gia chiến lược hơn 20 năm của Vietnam Airlines và là chuyên gia huấn luyện doanh nghiệp hàng đầu về Chiến lược của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hãy liên hệ lịch café để tìm hiểu về dịch vụ huấn luyện về chiến lược phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!!
zalo Coach Thu Ngô 09.8558.6636